Mẫu Địa là vị mẫu đặc trưng trong đạo Mẫu ở Việt Nam. Tín ngưỡng thờ Mẫu đã được hình thành và trở nên phổ biến trong dân gian. Do được hình thành từ khá sớm, cho đến nay, đạo Mẫu đã trở thành một trong những nét văn hoá truyền thống không thể thiếu của dân tộc. Thờ phụng tượng Mẫu Địa vì thế mà trở thành nét đẹp của nhiều thế hệ. Cùng tìm hiểu thêm về dòng tượng này để hiểu hơn tại sao nên thờ phụng dòng tượng này.
Nguồn gốc tâm linh của tượng mẫu địa.
Từ xưa đến nay người dân vốn tin vào sự tồn tại của linh hồn, thần linh, nhân quả, điều thiện, điều ác,…Nên người xưa đặc biệt thờ những gì được cho là liên quan đến thần như: trời, đất, trăng, núi, sông,…để được phù hộ.
Đặc biệt, trong thời xưa, người Phụ nữ vốn chịu nhiều thiệt thòi nên thường tin vào các đấng thần linh hơn so với đàn ông. Họ có thể thờ hoặc kiêng những gì được cho là xúc phạm đến thần. Tâm thức của họ phần nào bị ảnh hưởng bởi các thế lực siêu nhiên. Khi gặp khó khăn thì xin các vị thần giúp đỡ, khi có cuộc sống no ấm yên ổn cũng nhờ ơn các đấng thần linh.
Tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng đề cao các vị thần nữ, thể hiện đặc trưng tính nữ trong văn hoá người Việt. Ở đạo Mẫu có giá trị cốt lõi gần giống hầu hết các đạo khác, đều đề cao giá trị con người, dạy con người hướng thiện, tránh làm điều xấu. Không những thế, biết uống nước nhớ nguồn, ghi nhớ công ơn của ông bà tổ tiên, những người có công với đất nước.
Vài nét về tượng Mẫu Địa
Tượng Mẫu Địa là một trong hệ thống tượng thờ Mẫu. Ngài được thờ với nhiều danh xưng khác nhau. Một số truyền thuyết, điển tích cho rằng đây là người phụ nữ toàn năng của Trái Đất. Các Mẫu Địa sau này đều là hoá thân của Mẫu Địa ở các thời điểm khác nhau trong lịch sử. Hay nói cách khác, Mẫu Địa là vị mẫu cội nguồn.
Theo đó, cách thờ tượng Mẫu Địa cùng với các nghi thức kèm theo có phần khác so với cách thờ Mẫu Tứ Phủ. Nếu thờ Mẫu Tứ Phủ gắn với nghi thức hầu đồng thì thờ Mẫu Địa lại gắn với việc đọc kinh vào các ngày Mậu trong tháng âm lịch.
Hiện nay tượng được thờ ở nhiều nơi khác nhau như: đình, chùa, điện thờ tư gia hoặc tại các giáo phái khác nhau. Các nơi thờ cúng rất đa dạng, việc thực hành nghi lễ cũng thông qua nhiều hình thức khác nhau. Có nơi thì nhập đồng báo mộng, có nơi thì được các cụ nhập linh về dạy con cháu hướng thiện và lập điện thờ. Cũng có tín đồ qua việc đọc tụng kinh khi ốm đau, khó khăn thấy ứng mà lập điện thờ. Cho dù bằng hình thức nào là lập điện thờ ở đâu, miễn là phù hợp với giá trị cốt lõi mà đạo Mẫu muốn hướng đến là hướng con người đến cái thiện đều được.
Xem thêm