Hiện nay, đi khắp nơi chúng ta đều thấy ở mỗi gia đình, ở mỗi địa điểm kinh doanh đều có thờ tượng Thần Tài, Thổ Địa. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về xuất xứ và ý nghĩa của việc thờ phụng này. Nếu biết được ý nghĩa của việc thờ phụng hai ông Thần Tài Thổ Địa thì người thờ sẽ có nhiều lợi ích hơn, bởi nguyên tắc của sự phù hộ (gia trì) chính là tâm cảm tâm.
Ông Thần Tài là ai? Theo lịch sử để lại, vị Thần Tài mà mọi người hiện nay đang thờ phụng chính là Phạm Lãi. Phạm Lãi tên thật là Đào Chu Công, là một vị tướng tài ba dưới trướng của Việt Vương Câu Tiễn thời Xuân Thu Chiến Quốc. Thời đó, Đào Chu Công cùng với Văn Chủng là hai người cùng với Việt Vương Câu Tiễn vượt qua bao gian khổ, sóng gió để giành lại giang sơn nước Việt cho Việt Vương Câu Tiễn. Đây là hai người có công lớn nhất của Câu Tiễn.
Sau khi giành lại được nước Việt, Đào Chu Công hiểu rõ con người của Việt Vương Câu Tiến, là người có thể cùng chung hoạn nạn nhưng không thể cùng hưởng phước báu. Do đó, ông đã nói chuyện với Văn Chủng, chi hi vọng cùng Văn Chủng rút lui êm thấm và tránh xa quyền lực trong triều đình.
Thế nhưng Văn Chủng không tin lời của Đào Chu Công, đã quyết định vẫn hưởng phước báu ở nơi Triều đình cùng Việt Vương Câu Tiễn. Khuyên Văn Chủng không được, Đào Chu Công bèn dẫn theo Tây Thi âm thầm trốn khỏi triều đình, rời xa nước Việt về một nơi xa xôi không người biết và đổi tên thành Phạm Lãi.
Còn Văn Chủng, sau một thời gian ở triều đình, đã bị Việt Vương Câu Tiễn loại trừ và cho tự uống thuốc độc để kết liễu cuộc đời.
Phạm Lãi khi đã ở nơi xa xôi không ai biết về mình, có chút vốn liếng ít ỏi, bắt đầu kinh doanh buôn bán. Trong khi kinh doanh buôn bán, ông luôn thể hiện được tài năng và sự tốt bụng của mình, ông đã giúp đỡ được nhiều người. Trải qua mấy năm, tài sản của ông không ngừng tăng lên, ngày một nhiều.
Xem thêm